0966.012.999

Hút bể phốt Hoàng Cường Dịch vụ Hút bể phốt Hoàng Cường

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh chỉ với 3 bước đơn giản

Cập nhật: 29-10-2024 03:22:45 | Kiến thức tổng hợp | Lượt xem: 52

Trong quá trình xây dựng và bảo trì công trình, quy trình chống thấm nhà vệ sinh là bước cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ, thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà nói chung và nhà vệ sinh nói riêng. Thi công chống thấm đúng kỹ thuật sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng nấm mốc, thấm dột làm ảnh hưởng đến công trình.

Tại sao phải chống thấm nhà vệ sinh?

Trong quá trình xây dựng, bên cạnh việc đảm bảo kết cấu nhà chắc chắn thì trong quá trình hoàn thiện khâu chống thấm nhà vệ sinh cũng có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo độ bền của công trình. Thực tế, môi trường nhà vệ sinh có độ ẩm cao do thường xuyên tiếp xúc với nước chính vì vậy không không chống thấm kỹ sẽ xuất hiện một số tình trạng như thấm dột, rạn nứt, nấm mốc gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và kết cấu ngôi nhà.

Xem thêm: Thông tắc bồn cầu

quy trình chống thấm nhà vệ sinh

Không những vậy, nhà vệ sinh bị thấm dột gây rất mất thẩm mỹ khiến cho tổng thể không gian ngôi nhà bị ảnh hưởng. Sự xuất hiện nấm mốc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển điều này tác động xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Có thể nói, việc chống thấm nhà vệ sinh là công đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng. Để đảm bảo độ bền của ngôi nhà, bạn hãy tìm hiểu về các biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, tránh phát sinh chi phí để sửa chữa về lâu dài.

Dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm dột

Nhà vệ sinh bị thấm dột trong thời gian dài sẽ khiến cho kết cấu của công trình bị xuống cấp. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết được nhà vệ sinh đang bị thấm dột? Tham khảo ngay một số dấu hiệu dưới đây:

  • Xuất hiện mùi hôi khó chịu
  • Phần gạch lát nền bị bong tróc, nứt vỡ hoặc đổi màu 
  • Có mùi ẩm mốc 
  • Xuất hiện các vết loang lổ, rêu mốc ở trên tường và trần nhà 
  • Các thiết bị vệ sinh như vòi hoa sen, vòi nước có dấu hiệu hư hỏng, rò rỉ
  • Nước bị rò rỉ và đọng lại trên sàn 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những tình trạng trên nhưng phổ biến nhất đó chính là quy trình chống thấm dột thực hiện không đúng kỹ thuật, sử dụng vật liệu kém chất lượng, lắp đặt hệ thống đường ống sai cách...

cách chống thấm nhà vệ sinh

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh 

Quy trình chống thấm dột nhà vệ sinh được diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra trước khi chống thấm 

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh. Trước khi tiến hành chống thấm, bạn hãy kiểm tra kỹ xem tình trạng nhà vệ sinh để có phương án xử lý phù hợp như: 

  • Đánh giá độ dốc của sàn, vị trí đặt thiết bị vệ sinh 
  • Kiểm tra cống thoát sàn, hệ thống điện nước, ống nước xem có bị hỏng hay rò rỉ không 
  • Kiểm tra bề mặt sàn, tường, trần có xuất hiện những dấu hiệu bong tróc, nứt nẻ hay không

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công 

  • Sử dụng các loại máy móc để tăng độ bám dính, tạo nhám cho bề mặt cần thi công 
  • Vệ sinh bề mặt tường, sàn, trám lại khe nứt và loại bỏ lớp gạch cũ 
  • Đục bỏ các lớp vữa cũ

Bước 3: Tiến hành quy trình chống thấm nhà vệ sinh 

Để đảm bảo chất lượng chống thấm hiệu quả, việc thi công chống thấm sàn nhà với chống thấm tường cần được thực hiện đồng bộ. Có rất nhiều cách thi công chống thấm nhà vệ sinh như:

chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm bằng sơn chống thấm 

  • Tiến hành quét sơn lót để tăng độ bám dính 
  • Thi công 2-3 sơn chống thấm 
  • Gia cố khe nứt, góc tường bằng lưới chống thấm 

Chống thấm bằng màng khò nóng 

  • Quét lớp kẹp màng chống thấm 
  • Trải màng chống thấm và dùng bếp khò ga gia nhiệt 
  • Các mép màng chồng lên nhau tối thiểu 10cm

Chống thấm bằng sơn chống thấm Epoxy

  • Vệ sinh bề mặt, chà nhám vị trí cần chống thấm 
  • Sơn 2 lớp chống thấm 
  • Sơn lót khô sau 24h

mẹo chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm bằng vật liệu gốc xi măng polyme

  • Trộn vật liệu gốc xi măng với nước theo đúng tỷ lệ 
  • Thi công lớp đầu tiên bằng máy phun, chổi quét 
  • Tiến hành thi công lớp thứ hai 

Chống thấm bằng sơn Kova

Trộn xi măng với kova theo tỷ lệ 1kh xi măng:10L kova

Dùng con lăn phủ đều mặt ít nhất 2-3 lớp sau đó chờ khô 12 tiếng 

Bước 4: Thử lại với nước và nghiệm thu công trình 

Sau khi lớp chống thấm đã khô (để ít nhất trong 24h) bạn hãy ngâm nước trên bề mặt trong vòng 1 ngày sau đó hãy kiểm tra lại các góc, khe nối, bề mặt có hiện tượng thấm nước, rò rỉ hay không.

Một số cách chống thấm nhà vệ sinh khác

Bên cạnh những phương pháp chống thấm phổ biến trên, bạn có thể tham khảo một số giải pháp khác như sau: 

  • Chống thấm bằng sợi thủy tinh 
  • Chống thấm bằng Sika
  • Chống thấm bằng vật liệu crystalline
  • Chống thấm bằng màng PVC, TPO
  • Chống thấm bằng màng bentonite

Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng do đó bạn hãy tìm hiểu thật kỹ hoặc nhờ sự tư vấn của những người có chuyên môn để lựa chọn được giải pháp tốt nhất, phù hợp với công trình.

chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện các quy trình chống thấm nhà vệ sinh thì có thể tham khảo dịch vụ của Hoàng Cường. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ môi trường nói chung và chống thấm nhà vệ sinh nói riêng, Hoàng Cường là địa chỉ uy tín số 1 được khách hàng đánh giá cao về chất lượng.

Khách hàng sử dụng dịch vụ của Hoàng Cường có thể hoàn toàn yên tâm bởi chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao cùng với đó là hệ thống máy móc hiện đại có thể xử lý mọi vấn đề khách hàng gặp phải.

Việc nắm bắt quy trình chống thấm nhà vệ sinh giúp bạn có thể lựa chọn được những phương pháp chống thấm hiệu quả cũng như đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công. Liên hệ với Hoàng Cường theo hotline 0966.012.999 để được tư vấn thêm nhé!

Hotline: 0966012999

Hút bể phốt Hoàng Cường - Gọi là có - Đến là sạch!

gotop
zalo chat zalo chat